Tìm kiếm sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

Hình Ảnh

Bản đồ trực tuyến

no photo

Lượt truy cập


  Lượt truy cập: 103667

Chi tiết tin

VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG GIÁO DỤC NÓI CHUNG 

Phương tiện có thể đóng nhiều vai trò trong quá trình dạy học. Các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật,. . hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được. Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Phương tiện dạy học có các đặc trưng chủ yếu như sau :

-Có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chính xác. Thông tin học sinh thu nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn.

-Làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, vì vậy tăng thêm khả năng tiếp thụ những sự vật, hiện tượng một cách chắc chắn hơn.

-Rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn.

-Giải phóng người thầy giáo khỏi một khối lượng lớn các công việc tay chân, do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học.

- Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của học sinh.

- Bằng việc sử dụng phương tiện dạy học, giáo viên có thể kiểm tra một cách khách quan khá năng tiếp thụ kiến thức cũng như sự hình thành kiến thức, kỹ năng ở học sinh.

Công dụng phố biến của phương tiện dạy học trong việc dạy là hỗ trợ cho thầy giáo ở trên lớp. Các phương tiện dạy học được thiết kế tốt có thể nâng cao và thúc đẩy việc học của học sinh và hỗ trợ đắc lực cho thầy giáo như làm chức năng trình bày và chức năng điều khiển.

Ngày nay, nhiều phương tiện dạy học đã được sản xuất dưới hình thức hàng hóa thương mại, thầy giáo có thẻ dùng trực tiếp hay cải tiến cho phù hợp với nội dung và phương pháp giảng dạy của mình.

Phương tiện dạy học cũng được sử dụng có hiệu quả trong các trường hợp đạy học chính quy không có thầy giáo hay dùng để học nhóm.

Trong giáo dục không chính quy (đào tạo từ xa), các phương tiện như video cassette và các phần mềm của máy vi tính được các học viên sử dụng để tự học tại chỗ làm việc hay nhà riêng.

Việc học theo nhóm trên lớp có liên quan chặt chẽ với việc tự học. Các học sinh học tập cùng nhau trong một nhóm hay kết hợp với thầy giáo trong một đề án họ sẽ có trách nhiệm cao hơn trong học tập. Các công nghệ dạy học mới như phương tiện đa năng khuyến khích học sinh tin tưởng vào khả năng nhận thức của bản thân trong học tâp. Sử dụng các tài liệu tự học tạo cho thầy giáo có nhiều thời gian để chẩn đoán và sửa chữa các sai sót của học sinh, khuyên bảo các cá nhân hay dạy kèm một người hay một nhóm nhỏ.

Thời gian mà thầy giáo có được để làm các hoạt động như vậy phụ thuộc vào chức năng giáo dục được giao cho các phương tiện dạy học. Trong một vài trường hợp , nhiệm vụ dạy học hoàn toàn có thể giao cho phương tiện dạy học.

Ngoài hai kiểu dạy học trên, người ta còn chú ý tới hai dạng dạy học có tính chất riêng đó 1a: giáo đục từ xa và giáo dục đặc biệt.

Vai trò của phương tiện dạy học trong giáo dục từ xa

Giáo dục từ xa đang được phát triển rất nhanh trên phạm vi thế giới làm cho việc dạy học được tiến hành không còn phụ thuộc vào biên giới, thành phố hay quốc gia. Ở các nước công nghiệp phát triển, việc đào tạo - học suốt đời 1à một yêu cầu bức bách vì khoahọc kĩ thuật phát triển rất nhanh đòi hỏi người lao động phải luôn luôn nâng cao nghiệp vụ của mình mới có thể tiếp tục làm việc được.

Giáo dục từ xa được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thương mại, kĩ nghệ, y tế, hành chính quốc gia... Thông qua đó các học viên được nâng cao trình độ và được cung cấp các thông tin mới nhất về nghề nghiệp. Hiện nay, nhiều trường đã áp dụng giáo dục từ xa để dạy các học viên có trình độ khác nhau ở các vùng xa xôi hẻo lánh.

Đặc tính riêng của giáo dục từ xa 1à có sự ngăn cách giữa giáo viên và các học sinh trong quá trình dạy học. Như thế nội dung giáo trình chỉ được chuyển giao thông qua phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học từ xa có thể chủ yếu 1à các phương tiện in (các loại sách, phiếu kiểm tra, phiếu hướng dẫn hay các thuật toán...).

Ngày nay, một loạt các phương tiện dạy học mới như băng âm thanh, băng video, phần mềm máy vi tính, điã video, và các video tương tác được gửi tới các học sinh ở xa kèm theo các tài liệu hướng dẫn. Do sự phát triển nhanh của các phương tiện truyền thông như hệ thống thiết bị TV, Radio giảng bài từ xa, thiết bị hội nghị từ xa(Video Konfrenz)...được áp dụng tạo nên một loại dạy học từ xa "trực tiếp" vì chúng cho phép giáo viên và học sinh có thể trao đổi với nhau trong quá trình dạy học. . .

5.2. CÁC HÌNH THỨC HỌC BẰNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Với chức năng trình bày trực quan và chức năng điều khiển của PTDH, nó có thể sử dụng trong nhiều hình thức dạy-học khác nhau. Sau đây là các hình thức dạy-học với phương tiện dạy học:

(a) Học qua sự trình bày PT của giáo viên: Giáo viên sử dụng phương tiện daỵ học để trình bày nội dung trong giờ lên lớp nhằm chức năng trực quan.

(b) Học bằng chương trình: Các nội dung dạy học được thiết kế thành một chương trình với những sự gia công sư phạm thứ tự logic các bước (chương trình hóa) nhằm giúp học sinh tự học theo nội dung. Nội dung chương trình được lưu giữ trên giá mang thông tin là đĩa CD hoặc cài đặt lên mạng.Các chương trình của loại này được thiết kế theo dạng rẽ nhánh hoặc và tuyến tính). Hình thức học theo chương trình bằng dĩa CD gọi theo tiếng Anh là CBT (Computter Based Traing) còn hình thức học qua mạng gọi theo tiếng Anh là WBT(Web based Training).

(c) Học bằng tài liệu điện tử (Script): Các tài liệu dạng sách giáo trình trên giấy được chuyển thành dạng điện tự. Về cấu trúc nội dung tài liêu này không khác gì với tài liệu dưới dạng sách thường. Nhiều tác giả gọi loại tài liệu này là sách điện tử. Tài liệu điện tử phần lớn lưu dưới dạng tập tin pdf hoặc word ở trên đĩa CD hoặc trên Internet.

(d) Học tự tổ chức và tự điều khiển với phương tiện dạy học, hệ phương tiện dạy học - Learnsystem“. Phương tiện dạy học dạng hệ dạy học được thiết kế theo các modul riêng biệt, người học có thể tự do chon các Modul nội dung để tự học theo những sở thích của mình. Kết cấu của một modul được thiết kế theo những ý đồ sư phạm hợp logic với quá trình tự học, tự kiểm tra.

(e) Học bằng phương tiện daỵ học „dạng hệ dạy học - Learnsystem“ có sự trợ giúp của người hướng dẫn (Tutor). Việc học thông qua tự học và trao đổi thông tin qua mạng với người trợ huấn và nhóm bằng E-Mail, Chat...

VAI TRÒ CỦA CÁC KÊNH THU NHẬN THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 



 

Các hình thức học trên được biểu thị như hình dưới đây: