Tìm kiếm sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

Hình Ảnh

Bản đồ trực tuyến

no photo

Lượt truy cập


  Lượt truy cập: 103717

Chi tiết tin

 

 
Vài nét về lịch sử giáo dục Âm nhạc ở Việt Nam

Vài nét về lịch sử giáo dục Âm nhạc ở Việt Nam

Lịch sử giáo dục Âm nhạc cho học sinh phổ thông ở Việt Nam được tính từ sau 1945. Khi đó, lác đác một vài trường học ở các thành phố đã tổ chức dạy Âm nhạc cho học sinh phổ thông, giáo viên là những người học âm nhạc trong các nhà thờ hoặc được đào tạo từ các trường của Pháp. Cũng thời gian này, một vài nhạc sĩ Việt Nam bắt đầu có sự tìm tòi về sáng tác ca khúc cho tuổi thiếu niên, nhi đồng.

Lịch sử giáo dục Âm nhạc cho học sinh phổ thông ở Việt Nam được tính từ sau năm 1945. Khi đó, một vài trường học ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, ... đã tổ chức dạy Âm nhạc cho học sinh phổ thông, giáo viên là những người học âm nhạc trong các nhà thờ hoặc được đào tạo từ các trường của Pháp. Cũng thời gian này, một vài nhạc sĩ Việt Nam bắt đầu có sự tìm tòi về sáng tác ca khúc cho tuổi thiếu niên, nhi đồng.

Nhiều năm sau, Âm nhạc vẫn được duy trì dạy học trong một số trường chủ yếu ở các thành phố, nhưng chỉ được coi là một môn học tự chọn, nơi nào có giáo viên, có điều kiện thì thực hiện, còn lại rất nhiều học sinh phổ thông chưa từng được học Âm nhạc. Cho đến năm 2002, Âm nhạc mới là môn học chính thức, được triển khai đại trà trên phạm vi toàn quốc, dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9.

Đây là một số mốc thời gian được ghi nhận trong lịch sử giáo dục Âm nhạc ở Việt Nam.

Thời gian

Sự kiện

1945

Âm nhạc được dạy trong một số trường phổ thông tại các thành phố lớn của Việt Nam, hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học chịu ảnh hưởng của nhà thờ hoặc các trường phổ thông của Pháp.

1956

Năm 1956 là năm thành lập trường Trung cấp Âm nhạc Việt Nam (về sau đổi tên là Nhạc viện Hà Nội và nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), năm 1956 cũng là năm thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Một số nhạc sĩ từ trường Trung cấp Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ đã tham gia và có cống hiến cho sự nghiệp giáo dục âm nhạc ở Việt Nam, như: Lưu Hữu Phước, Tô Vũ, …

1968

Hệ Trung cấp Sư phạm Âm nhạc được mở từ Trường Trung cấp Sư phạm Thể dục (Thanh Xuân, Hà Nội), nhằm đào tạo giáo viên dạy Âm nhạc cho các trường phổ thông. Đến năm 1980, Trường được nâng cấp lên Cao đẳng Sư phạm Thể dục- Nhạc- Họa Trung ương.

1992

Bộ Giáo dục phát hành bộ sách giáo khoa Âm nhạc, ở Tiểu học gọi là môn Hát Nhạc, ở Trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8) gọi là môn Âm nhạc. Tuy nhiên, môn Hát nhạc ở Tiểu học và môn Âm nhạc ở Trung học cơ sở chưa phải là môn học chính thức.

2000

Báo Thiếu niên Tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa học Giáo dục VTV, Ban Âm nhạc Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức bình chọn 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20.

2001

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập khoa Sư phạm Âm nhạc- Mĩ thuật (nay là khoa Nghệ thuật), là khoa chuyên ngành đầu tiên đào tạo cử nhân (trình độ Đại học) Sư phạm Âm nhạc- Mĩ thuật trong hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam.

2002

Âm nhạc là môn học chính thức, được triển khai đại trà trên phạm vi toàn quốc, dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9. Sách giáo khoa Âm nhạc được biên soạn từ lớp 4 đến lớp 9. Ở lớp 1, 2, 3, Âm nhạc nằm trong sách Nghệ thuật, bao gồm Âm nhạc, Mĩ thuật và Thủ công.

2006

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc, nội dung dạy học môn Âm nhạc gồm 4 phân môn là: Học hát, Âm  nhạc thường thức, Nhạc lí và Tập đọc nhạc.

2006

Ngày 26/5/2006, thành lập trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc- Họa Trung ương.

Tác giả biên soạn sách giáo khoa Âm nhạc giai đoạn 1992-1997

Đăng lúc: Thứ bảy - 09/07/2011 15:17 - Người đăng bài viết: admin
 
Tác giả biên soạn sách giáo khoa Âm nhạc giai đoạn 1992-1997

Tác giả biên soạn sách giáo khoa Âm nhạc giai đoạn 1992-1997

Tên sách

Năm

xuất bản

Tác giả biên soạn

Hát Nhạc 1

1992

Hoàng Long- Hoàng Lân- Minh Châu

Hát Nhạc 2

1992

Nguyễn Thị Nhung- Hoàng Long

Hát Nhạc 3

1993

Nguyễn Thị Nhung- Hoàng Lân

Hát Nhạc 4

1994

Phan Trần Bảng- Văn Nhân

Hát Nhạc 5

1993

Nguyễn Thị Nhung- Hàn Ngọc Bích- Minh Châu

Âm nhạc 6

1997

Hoàng Long (Chủ biên)-Hoàng Lân- Phan Trần Bảng- Minh Châu

Âm nhạc 7

1997

Hoàng Lân (Chủ biên)-Hoàng Long- Phan Trần Bảng- Minh Châu

Âm nhạc 8

1997

Hoàng Long (Chủ biên)-Hoàng Lân- Phan Trần Bảng- Minh Châu-Trần Cường

Ghi chú:

Nhạc sĩ Nguyễn Hoành Thông

Nhạc sĩ Nguyễn Hoành Thông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1941, quê ở Hà Nội. Nơi công tác: Vụ Giáo viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đã nghỉ hưu.

Trước đây, ông là ca sĩ trong Đội Hợp xướng Thành phố Hà Nội từ năm 1958, đến năm 1961 vào học Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1965, công tác tại Ty Văn hóa và Đoàn Ca Múa Nghĩa Lộ. Năm 1976, là giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc Họa Trung ương. Năm 1978, về công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đã tốt nghiệp Đại học Âm nhạc hệ tại chức tại Nhạc viện Hà Nội.

Ngoài việc viết các công trình lý luận âm nhạc, ông còn tham gia sáng tác một số ca khúc và khí nhạc. Các tác phẩm chủ yếu:

Giáo trình âm nhạc đào tạo giáo viên tiểu học, Khúc bi ca, Hòa tấu thính phòng